Cách cầm máy ảnh như thợ chuyên nghiệp
Cách cầm máy ảnh kỹ thuật số mà chúng tôi hướng dẫn dưới đây chỉ dành cho những người mới vào nghề. Đối với những thợ chuyên nghiệp, chắc hẳn bạn đã tìm ra cách cầm máy ảnh tốt nhất cho mình rồi.
Một trong những vấn đề mà nhiều nhiếp ảnh gia và nhà quay phim gặp phải đó là máy thường bị rung dẫn đến hình hình chụp được hoặc quay được bị mờ. Nguyên nhân thường là do máy ảnh không được cầm chắc nhấn nút chụp. Điều này thường xảy ra khi chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng thấp khiến màn trập mở ra trong một khoảng thời gian dài hơn. Ngay cả những chuyển động nhỏ nhất của máy ảnh cũng gây ra hiện tượng mờ ảnh và cách thiết thực nhất để khắc phục vấn đề này là sử dụng chân máy (tripod).
Một nguyên nhân nữa khiến máy ảnh bị rung là do kỹ thuật cầm máy ảnh kỹ thuật số chưa đúng cách. Nhiều người có thói quen cầm máy ảnh bằng một tay và đưa ra xa. Khi đó, khung hình chụp được sẽ khá đẹp nhưng đồng thời ảnh cũng sẽ thường bị rung hơn.
Chân máy là cách tốt nhất giữ cho máy ảnh không bị rung bởi vì chân máy có 3 chân vững chắc giữ cho máy ảnh ổn định khi bạn bấm máy. Tuy nhiên, nếu như bạn không có một chiếc chân máy hoặc quên không mang theo chân máy ảnh thì có một cách để giảm rung máy đó là giữ máy bằng cả hai tay và phải biết cách cầm máy ảnh sao cho đúng để tăng độ ổn định của máy.
Tất nhiên là cách cầm máy ảnh như thế nào thì còn tùy thuộc vào từng loại máy ảnh mà bạn sử dụng và thậm chí là tùy thuộc vào sở thích của mỗi người nhưng cách cầm máy ảnh dưới đây là những kỹ thuật được nhiều người sử dụng.
Cách cầm máy ảnh không bị rung
1. Sử dụng tay phải để giữ phần đuôi phải máy ảnh: Bạn đặt ngón trỏ lên màn trập, ba ngón tay khác vòng qua phần trước máy ảnh, ngón tay cái để mặt sau máy ảnh. Hầu hết các máy ảnh hiện nay đều có vị trí bám để cầm máy ảnh hoặc thậm chí còn có cả những loại máy hiển thị vị trí đặt các ngón tay giúp người dùng cảm thấy thoải mái hơn khi cầm máy. Sử dụng lực của bàn tay để giữ chặt máy ảnh nhưng đừng giữ chặt quá bởi làm như vậy, bạn sẽ nhanh cảm thấy mỏi.
2. Vị trí của tay trái sẽ tùy thuộc vào từng loại máy ảnh nhưng nhìn chung tay trái có nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ máy ảnh nên tay trái thường được đặt dưới máy ảnh hoặc dưới/xung quanh ống kính (nếu bạn sử dụng máy ảnh DSLR).
3. Trong trường hợp bạn chụp ảnh với ống ngắm thì cần giữ máy ảnh càng sát cơ thể càng tốt nhằm giữ máy luôn ổn định nhưng nếu bạn ngắm qua màn hình LCD thì hãy đảm bảo rằng bạn không giữ máy ảnh quá xa so với cơ thể. Cách cầm máy ảnh trong trường hợp này như sau: bạn gập và giữ hai khuỷu tay sát sườn, sau đó đưa máy ảnh ra xa khoảng 30cm. Thông thường, bạn có thể sử dụng ống ngắm nếu nó không quá nhỏ hoặc quá khó khăn để nhifnn qua (một vấn đề gặp phải trên nhiều máy ảnh point and shoots hiện nay)
4. Có một cách để giữ máy ảnh ổn định đó là đặt máy lên một điểm tựa vững chắc như bờ tường, cành cây hoặc bằng cách ngồi xuống hay quỳ xuống... Nếu bạn phải đứng để chụp ảnh và không có điểm tựa nào xung quanh thì có thể đứng hai chân rộng bằng vai để tạo tư thế vững chắc. Bạn đứng càng vững thì máy ảnh cũng sẽ càng ít bị rung.
5. Thêm một cách cầm máy ảnh vững chắc đó là chú ý đến hơi thở: Trước khi chụp ảnh hãy hít một hơi thật sâu, nín thở, nhấn máy chụp và thở ra. Có một cách khác đó là thực hiện ngược lại: bạn thở ra, bấm máy chụp và hít vào.
Dĩ nhiên là mỗi người sẽ có những cách cầm máy ảnh riêng của mình sao cho họ cảm thấy thoải mái nhất và điều cần thiết là phải tìm ra kỹ thuật cầm máy tốt nhất để đảm bảo được rằng hình ảnh chụp được không bị rung, mờ.
>> Máy ảnh
3 cách “đứng vững mà không cần chân” khi chụp ảnh
Làm sao để ảnh chụp không bị rung nhòe khi không có tripod? bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn 3 cách để khắc phục tình trạng đó.
Tripod là vật không thể thiếu đối với các nhiếp ảnh gia, tuy nhiên Tripod lại khá cồng kềnh và không phải lúc nào cũng có thể mang đi để tác nghiệp. Điều này có thể ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng ảnh nhất là những bức hình có thời gian mở cửa trập lâu ( >= 1 giây), rất dễ bị rung do tay cầm máy không chắc.
Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 3 cách sáng tạo đơn giản để chụp ảnh không bị rung nhòe khi không có tripod.
1. Hãy cho tôi một điểm tựa…
Tìm một cái gì đó vững chắc, ví dụ như một bức tường hoặc cây cột chắc chắn mà có thể giúp bạn có thể tựa vào để cải thiện sự cân bằng. Điều chỉnh tăng ISO để có tốc độ màn trập nhanh hơn một chút, nhưng phải là tương đương với chiều dài tiêu cự của ống kính của bạn cho hình ảnh được sắc nét hơn - ví dụ, ISO 1/200 - 200mm.
2. Điều chỉnh tư thế của bạn
Ép khuỷu tay của bạn thật chặt vào hai bên sườn. Tiếp theo, một tay đặt dưới ống kính, tay còn lại bám vào cạnh bên của máy ảnh, bạn có thể sử dụng ngón trỏ của tay đó để bấm nút chụp.
3. Quấn và ...quấn thật nhiều
Hãy thử quấn dây đeo máy ảnh nhiều lần quanh cổ tay hoặc cánh tay của bạn. Điều này sẽ giúp thân máy ảnh của bạn được cố định chắc chắn. Độc đáo hơn, bạn cũng có thể quấn quanh cổ của bạn và giữ máy ảnh áp vào mặt, giữ mắt sát với với kính ngắm.
Trên đây là 3 cách đơn giản thôi nhưng sẽ rất hữu ích trong trường hợp không có tripod khi dùng máy ảnh kỹ thuật số
5 quy tắc cần nhớ khi chụp ảnh cưới trên bãi biển
Bãi biển luôn là một trong địa điểm chụp ảnh cưới lí tưởng nhất. Nhưng làm sao để có thể chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp thì không phải ai cũng biết. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn 5 mẹo nhỏ cần nhớ khi chụp ảnh cưới trên bãi biển để có được bộ ảnh cưới như mong muốn.
Xu hướng chọn bãi biển trở thành nơi chụp ảnh cưới đã trở nên rất phổ biến trong đại bộ phận giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên để có được những bức ảnh đẹp mà ta có thể tự hào mỗi khi ngắm nhìn lại là một chuyện không hề dễ. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ cho các bạn những mẹo nhỏ cần lưu ý khi chụp ảnh cưới trên bãi biển để thu được những “pose” hình mỹ mãn nhất có thể.
Quy tắc trời nắng f/16
Dù là một trong những quy tắc lâu đời nhất của ngành nhiếp ảnh nhưng hiện nay vẫn được sử dụng rất phổ biến.
Trên bãi biển, bạn sẽ đón được ánh sáng mặt trời tự nhiên từ tất cả các hướng, do đó bạn không cần phải lo lắng về những bức ảnh có ánh sáng yếu. Tuy nhiên, lựa chọn ánh sáng như thế nào lại phụ thuộc vào độ khéo léo khi xử lí của bạn, do đó bạn cần luôn ghi nhớ quy tắc Sunny f /16 trong tâm trí để nhanh chóng ước tính ước lượng được độ phơi sáng cho bức ảnh.
Quy tắc khá đơn giản này bắt nguồn từ những kiến thức cơ bản về khẩu độ và tốc độ màn trập. Bạn hãy đưa máy ảnh về chế độ điều chỉnh thủ công và làm như sau:
Thiết lập khẩu độ f/16
Đặt IOS ở mức 100
Điều chỉnh tốc độ màn trập đến 1/100
Bản chất của nguyên tắc này là bạn cần giữ nguyên khẩu độ và chỉ điều chỉnh IOS và tốc độ màn trập. Ví dụ: Nếu bạn nâng ISO lên 400 thì sau đó bạn cũng cần điều chỉnh tốc độ màn trập ở mức 1/400 thay vì điều chỉnh khẩu độ. Sau khi thiết lập như vậy bạn hãy thử chụp 1 vài tấm ảnh. Nếu ứng ý thì hãy giữ thiết lập đó. Trong trường hợp ánh sáng bị phản chiếu từ cát thì bạn hãy điều chỉnh máy ảnh về khẩu độ f/22.
Quá sáng thì dịch chuyển sang phải
Trong một ngày ánh sáng quá gay gắt, đôi khi bạn xem qua tấm ảnh và thấy rằng nó có vẻ hơi tối 1 chút. Một cách thức rất đơn giản sẽ giúp bạn nhận được những tấm ảnh đẹp hơn trong điều kiện ánh sáng quá gay gắt là: Quá sáng thì dịch chuyển sang phải
Khi chụp hình trong điều kiện ánh sáng quá gay gắt, bạn rất khó để ước lượng chính xác được độ phơi sáng cho bức ảnh và cách sửa chữa duy nhất khi gặp phải vấn đề này là chỉnh sửa biểu đồ histogram. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đọc biểu đồ histogram để cân bằng lại độ sáng, vì vậy nếu bạn nằm trong số đó thì hãy nhớ câu nói sau: Khi chụp hình trong điều kiện ánh sáng quá gay gắt, hãy dịch chuyển biểu đồ histogram sang phía bên phải.
Bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào chế độ tự động bởi vì trong nhiều trường hợp chất lượng của những tấm hình mà bạn thu được sẽ rất tệ. Thay vào đó, bạn nên chuyển máy ảnh của mình sang chế độ điều chỉnh bằng tay hoặc sang chế độ ưu tiên và lộ sáng.
Với chế độ điều chỉnh bằng tay, bạn cần điều chỉnh histogram theo như cách bên trên, còn với chế độ ưu tiên và lộ sáng, bạn hãy điều chỉnh giá trị phơi sáng ở mức 1 hoặc 2 điểm dừng.
Quan sát bầu trời để có bóng hoàn hảo
Mặt trời khi đang lấp ló ở đường chân trời chính là thời điểm ánh sáng đạt đến mức độ hoàn hảo nhất để có một bức hình bóng tuyệt đẹp cho các cặp đôi hạnh phúc. Vậy nên bạn đừng nên bỏ lỡ khoảng khắc đó nhé.
Hãy chắc chắn rằng bạn biết làm thế nào để nắm bắt bóng của 2 người dưới hoàng hôn. Nếu không thì bạn cần đọc kĩ những điều sau đây:
Tắt đèn flash – điều này vô cùng quan trọng.
Tắt HDR và các công cụ tối ưu hóa ánh sáng tự động như Active D-Lighting trên máy ảnh Nikon, Auto Lighting Optimizer trên máy ảnh Canon, DRO trên máy ảnh Sony.
Với chế độ thủ công, tập trung vào chỉnh phơi sáng cho bầu trời chứ không phải là cặp đôi và bạn cần điều chỉnh khẩu độ, tốc độ màn trập, IOS cho đến khi có độ phơi sáng hợp lý. Cặp đôi tốt nhất là trở nên tối đi.
Hướng ống kính về phía cặp đôi và chụp.
Bạn cũng cần nhớ rằng ta không thể nhìn thấy khuôn mặt của các nhân vật cho nên việc thể hiện ngôn ngữ cơ thể tốt là một yếu tố cũng rất quan trọng.
Tìm kiếm chất thơ trong mỗi chuyển động
Bãi biển không chỉ một địa điểm ngoài trời có khung cảnh nên thơ mà bầu không khí ở đó cũng rất tuyệt vời. Những cơn sóng tung bọt trắng xóa hay những cơn gió hiu hiu thổi len lỏi vào mái tóc bồng bềnh luôn là những khung cảnh luôn chứa đựng chất thơ mà bạn nên cố gắng nắm bắt được.
Bạn có thể thử bắt đầu chụp những tấm hình như vậy với những dấu chân. Bạn hãy bắt đầu với những dấu chân nhỏ nhắn được in hằn trên cát và kết thúc là nhân vật của bức ảnh. (Chú ý sự cân đối giữa các yếu tố trong tấm hình)
Chú ý đến thiết bị của bạn
Cát là kẻ thù lớn nhất cho những chiếc ống kính của bạn. Vậy nên, tại bãi biển bạn cần hết sức cẩn thận và để mắt đến chiếc máy ảnh và những thiết bị của mình.
Mang theo những chiếc túi Ziplock nhiều nhất có thể: bạn có thể sẽ phải ngạc nhiên về độ hiệu quả của những chiếc túi này đó. Nhờ có chúng, pin, ống kính, máy ảnh và mọi thứ khác của bạn sẽ có thể được bảo vệ một cách an toàn trước những kẻ thù lớn như nước và cát. Khi không sử dụng máy ảnh kỹ thuật số , bạn hãy cho chúng vào những túi Ziplock rồi mới đặt vào trong túi camera.
Đừng thay đổi ống kính: việc thay đổi ống kính rất dễ khiến cát rơi vào và làm hỏng chúng. Do đó bạn nên lựa chọn ống kính một cách kĩ càng trước khi chụp để không phải thay đổi. Nếu bạn thực sự cần sử dụng 2 ống kính trở lên hãy mang 2 thân máy ảnh.
Không bao giờ được đặt máy ảnh trực tiếp lên cát: nếu chiếc máy ảnh kỹ thuật số vô tình bị cát lọt vào trong sẽ là một cơn ác mộng khi bạn nhận ra ống kính hoặc chiếc máy ảnh đã bị hỏng trong quá trình làm sạch. Để tránh làm điều đó, bạn nên mua một chiếc chân máy ảnh mới hoặc tự làm một chiếc để giảm chỉ phí không cần thiết. Đừng bỏ qua lời khuyên này nhé!
Nguồn: http://mayanhkythuatso.vn/cach-cam-may-anh-nhu-tho-chuyen-nghiep-139.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: cách cầm máy, kỹ thuật, nhiếp ảnh