Cách mời đám cưới
Phân chia đối tượng khách mời
Đối với họ hàng, người thân
- Với những người họ hàng lớn tuổi như ông bà, cô dì, chú bác... thiếp nên để bố mẹ bạn đứng tên mời. Điều này thể hiện sự tôn trọng dành cho những người lớn tuổi.
- Với họ hàng là những người trẻ như anh chị em họ, bạn có thể tự đứng tên mời, họ đến dự đám cưới. Việc này sẽ thể hiện sự gần gũi, thân thiết trong mối quan hệ họ hàng.
Đối với hàng xóm
Khi tổ chức đám cưới, bạn cũng nên có lời mời hàng xóm xung quanh nhà để thể hiện sự tôn trọng đối với họ.
Đối với bạn bè, đồng nghiệp
- Đây là đối tượng khách hoàn toàn thuộc về bạn, vậy nên bạn phải là người đứng tên viết thiếp và đưa tới họ.
Cách thức mời
Hình thức và cách viết thiệp
- Hình thức thiệp sẽ là cách gây ấn tượng đầu tiên với vị khách được mời bởi thiệp là thể hiện thái độ cũng như phong cách của cô dâu chú rể. Bạn nên chọn thiệp trung tính, phù hợp thẩm mỹ của nhiều người, hoặc in riêng một mẫu thiệp truyền thống cho những vị khách lớn tuổi.
- Khi viết thiệp, bạn nên nhờ cậy những người có nét chữ đẹp, dễ nhìn, nếu không có thể thuê người viết thiệp hộ nhưng danh sách khách mời phải ghi rõ ràng, tránh tình trạng viết nhầm tên cũng như chức danh của khách.
- Bố mẹ bạn nên đảm nhận phần viết thiếp cho những người khách lớn tuổi, còn bạn sẽ là người đứng tên viết thiếp mời bạn bè.
Gửi thiệp mời
- Bạn nên đưa thiệp trước khi đám cưới diễn ra khoảng 10 ngày hoặc 1 tuần, không nên đưa thiệp quá sớm, các vị khách có thể quên mất ngày lễ của bạn.
- Cách tốt nhất là bạn trực tiếp đưa thiệp đến tận tay khách, tránh tình trạng gửi thiệp của người này qua người khác.
- Trong trường hợp khách mời ở xa, bạn có thể gọi điện thông báo trước rồi gửi thiếp mời qua đường bưu điện cho họ.
Xem thêm: http://csv.org.vn/kinh-doanh-truc-tuyen.html
Xem thêm: Nên đọc
Xem thêm: http://vayvonnganhang.com/danh-gia-mua-hang.html
Đăng bởi Minh Tam Tags: cẩm nang cưới, cẩm nang tổ chức đám cưới, In Ky Thuat So, in thiệp cưới, thiệp cưới, thiệp cưới đẹp, tổ chức đám cưới, đám cưới