Mẫu nhà bếp đẹp cho nhà ống - Sơn đuổi muỗi Antimos
Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách thiết kế nhà bếp của mình sao cho đẹp và thoáng đãng hơn nhé!
Mẫu thiết kế nhà bếp đẹp dành cho nhà ống
Nhà ống (hay nhà lô phố) là kiểu kiến trúc rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Nhà bếp trong nhà ống đều mang những đặc điểm chung như: diện tích khiêm tốn, chiều ngang hẹp, mở rộng về chiều sâu, hạn chế về ánh sáng tự nhiên. Bởi vậy, những mẫu thiết kế nhà bếp dành cho nhà ống cần đảm bảo đáp ứng tốt các tiêu chí: tận dụng không gian một cách khéo léo, đơn giản mà vẫn đầy đủ tiện nghi.
Nhìn chung, nhà bếp nhà ống thường sử dụng những gam màu trung tính nhẹ nhàng, với các chi tiết nội thất đơn giản, thanh mảnh. Dưới bàn tay tài hoa và con mắt thẩm mỹ của các nhà thiết kế, không gian nhà bếp hạn hẹp trong nhà ống cũng có thể trở nên vô cùng thoáng đãng và bắt mắt.
Hãy cùng Blog Mua Bán Nhanh chiêm ngưỡng một số mẫu thiết kế nội nhà bếp nhà ống dưới đây:
Các chi tiết nội thất như tủ bếp, bàn ăn, ghế ngồi đều đơn giản và thanh mảnh, không chiếm quá nhiều diện tích. Tủ bếp với thiết kế các ngăn tủ mở mang đến cảm giác không gian căn bếp bớt chật chội, gò bó. Cây xanh và bình hoa nhỏ vừa tạo điểm nhấn nhẹ nhàng với màu sắc thiên nhiên, vừa khiến căn bếp trở nên hài hòa và thoáng đãng hơn.
Phòng bếp nhà ống hiện đại và trang nhã với các chi tiết nội thất đơn giản mà bắt mắt. Gam màu nâu và màu kem kết hợp hài hòa, mang đến cảm giác nhẹ nhàng, ấm cúng.
Dù chiều ngang rất hẹp, nhưng không gian phòng bếp nhà ống này không hề bị chật chội, gò bó, bởi tông màu trắng có tác dụng đánh lừa thị giác, khiến căn bếp trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn. Hệ thống đèn gắn trên trần cùng bức tranh tường khổ lớn cũng có tác dụng mở rộng không gian, đồng thời tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho căn bếp.
Tủ bếp và bàn ăn được xếp theo chiều ngang nhưng vẫn rất hợp lý, không hề khiến căn bếp bị chật chội, gò bó. Gam màu ghi trung tính kết hợp với thiết kế không gian mở thông ra cầu thang bên ngoài tạo sự thoáng đãng. Các phụ kiện trang trí nhỏ xinh như đèn treo, lọ hoa, các loại cốc, đĩa đặt trên kệ tủ mở giúp căn bếp trở nên sinh động và bắt mắt hơn.
Ánh sáng tự nhiên kết hợp với màu trắng chủ đạo là hai yếu tố giúp căn bếp nhà ống này vẫn đảm bảo sự thoáng đãng trong một không gian khá chật hẹp. Tủ bếp chữ I nhỏ gọn, đơn giản với băng ghế dài gắn sát tường không chiếm quá nhiều diện tích, đồng thời mang đến vẻ đẹp hiện đại, trẻ trung cho căn bếp.
Hai gam màu trung tính nâu – kem kết hợp hài hòa với nhau, cùng ánh sáng tự nhiên từ cửa sau khiến căn bếp trở nên sáng và thoáng đãng. Các chi tiết nội thất đơn giản và thanh mảnh mang đến vẻ đẹp hiện đại. Ghế ăn và đèn gắn trần khác màu có tác dụng tạo điểm nhấn nhẹ nhàng, làm cho không gian phòng bếp nhà ống này sinh động và bắt mắt hơn.
Ngoài ra, bạn có thể làm cho căn bếp của mình thêm đẹp hơn, mới hơn bằng cách sử dụng dụng màu sơn tường đẹp, sáng. Lời khuyên cho bạn khi chọn sơn tường là nên chọn sơn thê hệ mới không chỉ có màu sơn đẹp mà còn có khả năng đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả, an toàn.
Gợi ý thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống hẹp trở nên đẹp hơn
Sau đây là một số gợi ý thiết kế nội thất cho mẫu nhà bếp đẹp, hiện đại mà bạn có thể áp dụng cho chính ngôi nhà của mình.
1/Bài trí nội thất đơn giản và thông minh
Khi thiết kế nội thất nhà ống theo phong cách hiện đại thì phòng bếp nên ưu tiên sử dụng các đồ nội thất với thiết kế đơn giản. Khi bài trí các đồ nội thất đơn giản sẽ tiết kiệm được tối đa diện tích không gian, giúp mở rộng thêm không gian sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
2/ Thiết kế phòng bếp và phòng khách liên thông với nhau
Nhà ống với đặc điểm là hẹp và dài nên khi thiết kế liên thông phòng bếp và phòng khách giúp che đi khuyết điểm về diện tích không gian.
Trong thiết kế nội thất nhà ống, phòng bếp là nơi nấu ăn nên không gian cần đươc thiết kế mang lại cảm giác thoáng mát và đảm bảo đủ ánh sáng. Nên khi thiết kế liên thông sẽ giúp cho không gian này luôn được thông thoáng và tràn ngập ánh sáng, bớt đi sự ngột ngạt trong quá trình nấu nướng.
3/ Hệ thống tủ bếp bố trí chạy dọc theo hình ống
Trong thiết kế nội thất nhà ống nhỏ, hẹp, phòng bếp sẽ được thiết kế với hệ thống tủ bếp hình chữ U hoặc chữa L chạy dọc theo hình căn phòng. Viết cách thiết kế này thì các khoảng góc sẽ được tận dụng một cách triệt đệ. Hệ thống tủ với ngăn kéo đảm bảo công năng sử dụng và tiện nghi.
4/ Màu sắc, ánh sáng cho phòng bếp
Nhà ống thường khó lưu thông khí và thiếu ánh sáng, đặc biệt là phòng bếp. Chính vì vậy mà các gia đình nên bố trí thêm một chậu cây xanh để hạn chế mùi thức ăn lưu lại trong phòng.
Màu sắc ảnh hưởng đến cảm nhận của chúng ta nên bạn có thể đánh lừa thị giác cách sử dụng các tông màu sáng làm tông màu chủ đạo cho căn phòng. Để tránh không gian phòng bếp nhà ống trở nên nhàm chán bạn có thể nhấn nhá một chút tông màu đậm để làm không gian thêm sinh động hơn.
Những lưu ý khi thiết kế nhà bếp
1/Trang trí cho phòng bếp.
Ngày nay, việc trang trí cho không gian nhà bếp cũng được nhiều gia chủ quan tâm, bạn có thể chọn kiểu trang trí đơn giản, hiện đại, phong cách với các hoa văn đen trắng kiểu ‘hình săm” sơn lên kệ, tủ bếp độc đáo. Tủ bếp cũng có thể tạo nên ấn tượng với màu sơn “lạ mắt” kết hợp với các vật dụng trang trí.
Đồ trang trí trong nhà bếp không nên quá rườm rà, gây cảm giác vướng víu, chật chội. Tốt nhất chỉ đặt những vật dụng thật sự cần thiết vào không gian đặc biệt này.
2/Nguyên lý phong thủy trong nhà bếp
Điều cấm kị trong phong thuỷ là đặt nhà bếp giữa 2 buồng ngủ. Theo phong thủy, điều này có thể gây xung đột, bất an cho các thành viên trong gia đình. Nhà bếp nên đặt phía sau nhà, không nên đặt ngay trước nhà, vừa không đẹp theo mỹ thuật lại không thuận tiện sinh hoạt. Nếu trong phòng bếp có xà ngang đè trên đầu, bạn có thể nhờ kiến trúc sư xử lý cho đẹp, cách phổ biến nhất hiện nay là đóng trần trang trí.
Khi bố trí phòng bếp, bạn cần lưu ý, lửa bếp tượng trưng cho vận thế của cả nhà, tối kỵ có vật đè lên trên. Vì vậy, bếp không nên đặt dưới gầm cầu thang. Nhà vệ sinh cũng không nên sát tường bếp, cho dù có cách nhau một bức tường cũng không gặp may. Cửa nhà vệ sinh nhìn thẳng vào nhà ăn rất không lành. Nếu không thay đổi được nên dùng cây xanh để ngăn cách.
3/Vật dụng trong nhà bếp.
“Nội thất” bên trong hệ thống bếp thường là những khay, giá, rổ bằng inox, nhựa, có cả hàng nội và hàng nhập. Các thiết bị này thuận tiện để đựng chén bát, ly tách, xoong…; ngay cả các góc vuông kệ bếp cũng có thiết bị chuyên đặt ở đây để xoay cái lồng ra lấy hay cất vật dụng mà không phải cúi xuống.
Kệ tủ thì có đường ray, kéo ra và kệ đựng hàng đính liền với cánh cửa, tạo sự dễ dàng trong việc cất thức ăn hay đồ dùng. Ngoài ra, có đủ các loại sào gắn trên tường để máng khăn, bao nylông, móc muỗng nĩa; khuôn để các thùng rác điều khiển bằng chân; khuôn rào bếp gas, đồ dùng điện để tránh trẻ em nghịch phá..
Nên chọn loại vật dụng có thương hiệu, đảm bảo độ bền, đẹp vì vật dụng nhà bếp thường sử dụng trong thời gian dài. Với nhà bếp lớn, hiện nay các gia đình thường chuộng các loại bếp có đảo kê giữa phòng giúp chế biến món ăn dễ dàng, đặc biệt khi nhà có tiệc, có thể kết hợp nhiều người chế biến món ăn một lúc rất tiện dụng.
Các loại kệ, tủ trong phòng bếp nên được sắp xếp gọn gàng và hạn chế tối đa số lượng, tránh làm chật chội thêm không gian bếp. Tốt nhất, bạn nên sử dụng loại tủ, kệ treo. Với kiểu kệ bếp như vậy, bạn sẽ có được một khu nhà bếp thoáng đãng và mang tính ứng dụng cao.
Các thiết bị dùng cho nhà bếp hiện đại tương đối nhiều. Vì vậy khi mua sắm thêm các thiết bị hoặc mua một tủ bếp mới, chúng ta nên cân nhắc số lượng, chủng loại thiết bị sẽ được sử dụng sau này trong nhà bếp.
Mua bán nội thất nhà bếp đẹp, giá rẻ ở đâu?
Mua bán nội thất nhà bếp tại MuaBanNhanh.com. Hãy xem ngay: Tủ bếp đẹp
Nguồn: https://blog.muabannhanh.com/mau-nha-bep-dep-cho-nha-ong/60770
Đăng bởi Trúc Phương Tags: cách thiết kế nhà bếp, cách thiết kế nhà bếp đẹp, lưu ý khi thiết kế nhà bếp, mẫu nhà bếp đẹp, mẫu nhà đẹp, nhà bếp đẹp, nhà bếp đẹp cho nhà ống, nhà đẹp, nội thất nhà bếp đẹp, thiết kế nhà bếp theo cho nhà ống, thiết kế nhà bếp đẹp