Thực phẩm sạch
Ngày nay khi mà đời sống ngày càng cao, việc ứng dụng và tận dụng các công nghệ vào sản xuất nuôi trồng ngày càng nhiều thì nhu cầu về sử dụng những sản phẩm tự nhiên, an toàn, sạch sẽ cũng được đặt lên hàng đầu.
Nhất là nhu cầu về ăn uống, ngày càng có nhiều bài báo, thông tin trên các kênh truyền thông đại chúng về ngộ độc thức ăn, trong thức ăn có các chất gây ung thư, thực phẩm bẩn không đảm bảo an toàn… làm tâm lý của người tiêu dùng rất hoang mang. Khi mà những thực phẩm được mua ngoài chợ, các siêu thị, các cửa hàng bày bán chính người tiêu dùng cũng không biết được nguồn gốc xuất xứ ở đâu, thực phẩm đảm bảo sạch, thực phẩm đảm bảo an toàn hay không?
Bạn có đang sử dụng thực phẩm sạch hằng ngày? Thực phẩm sạch là gì?
1. Khái niệm về thực phẩm sạch
Theo nghĩa đen: Thực phẩm sạch là thực phẩm không chứa chất “bẩn”. Chất bẩn là những gì có thể và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của con người như: chất hóa học độc hại từ thuốc trừ sâu, các ion kim loại nặng, các nguồn ô nhiễm cơ học như phân hay nước bẩn, các vi sinh vật hay đơn giản là bụi bẩn từ môi trường nhiễm vào thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm.
Thực phẩm sạch là cụm từ dùng chung cho những loại thực phẩm đạt một trong những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng. Hiện nay Việt Nam có 3 loại tiêu chuẩn được công nhận:
*** Tiêu chuẩn VietGAP – Phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến của Việt Nam – dựa trên 4 tiêu chí
– Kỹ thuật sản xuất phải đặt tiêu chuẩn nghiêm ngặt
– Khi thu hoạch phải đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc gây ô nhiễm vật lý
– Môi trường sản xuất không lạm dụng sức lao động của người nông dân
– Việc truy tìm nguồn gốc sản phẩm một cách dễ dàng
Thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap thường gọi là thực phẩm an toàn
*** Tiêu chuẩn GlobalGap – Phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến toàn cầu
Yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ, bao gồm các yếu tố:
– Môi trường canh tác: nguồn đất, nước, dụng cụ
– Thuốc và hóa chất sử dụng
– Bao bì
– Điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc.
Thực phẩm theo tiêu chuẩn GlobalGAP thường gọi là thực phẩm an toàn
*** Tiêu chuẩn hữu cơ
Thực phẩm hữu cơ là những loại thự phẩm được sản xuất bằng phương thức canh tác hữu cơ, gồm yêu cầu 4 không:
– Không phân bón hóa học
– Không hóa chất bảo vệ thực vật độc hại
– Không chất kích thích tăng trưởng
– Không hóa chất gây biến đổi gien
Thực phẩm hữu cơ thường gọi là thực phẩm sạch
2. Phân loại thực phẩm sạch: chia thành 3 loại
– Thực phẩm không ô nhiễm
Gọi là thực phẩm không gây hại hoặc “an toàn vệ sinh”. Đây là loại thực phẩm sản xuất trong môi trường được tuân thủ quy trình sản xuất bảo đảm sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước hoặc đạt yêu cầu thực phẩm không ô nhiễm của ngành hàng.
Đó cũng là thực phẩm sơ cấp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận có đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ thực phẩm không ô nhiễm. Tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn tư liệu sản xuất là tiêu chuẩn mang tính bắt buộc của nhà nước và ngành hàng. Thực phẩm không ô nhiễm là thực phẩm không có chất ô nhiễm gây hại (gồm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, các vi sinh vật gây hại) hoặc các chất ô nhiễm gây hại được khống chế dưới mức giới hạn cho phép, bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
– Thực phẩm sinh thái
Thực phẩm sinh thái còn gọi là thực phẩm xanh. Sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong điều kiện sinh thái là thực phẩm không ô nhiễm, tuân thủ các quy định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
Thực phẩm sinh thái đạt yêu cầu về an toàn và đạt tiêu chí quy định, tiêu chuẩn thực phẩm không gây ô nhiễm, an toàn, vệ sinh.
– Thực phẩm hữu cơ
Là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ, được sản xuất và chế biến theo quy trình của sản phẩm hữu cơ, được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức nông nghiệp hữu cơ xác nhận và cấp chứng chỉ.
Tư liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất sản phẩm hữu cơ bắt buộc phải là sản phẩm tự nhiên của hệ thống sản xuất (vì vậy, sản phẩm có chuyển gien không phải là sản phẩm hữu cơ).
Nghiêm cấm sử dụng các chất tổng hợp hóa học là một đặc trưng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ phải xây dựng một hệ thống quản lý sản xuất tổng thể nhằm cải thiện và tăng cường sức sống của hệ sinh thái nông nghiệp. Vùng được lựa chọn để sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải bảo đảm trong ba năm liền trước đó không sử dụng bất cứ loại chất hóa học nào, đồng thời sản xuất tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.
Những quan niệm sai lầm về thực phẩm siêu sạch
Từ đầu nhà đến cuối ngõ, từ ngoài chợ vào trong siêu thị… đâu đâu cũng thấy cảnh người dân đổ xô, nháo nhào đi tìm mua thực phẩm "siêu sạch". Nào là rau sạch, trứng sạch, thịt lợn sạch... Vậy những thứ “siêu sạch” liệu đã thực sự sạch?.
Thế nào là siêu sạch?
Rau quả bị nhiễm khuẩn E.Coli. Thịt lợn bị chích thuốc an thần, bơm nước… Chất lượng thực phẩm thực sự đã trở thành mối quan ngại khiến không ít bà nội trợ thực sự hoang mang, lo ngại. Vấn đề làm sao vẫn đủ chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo sức khoẻ cho cả nhà là một câu hỏi lớn được đặt ra đối với mọi người. Và cũng tùy nhận thức và quan điểm của mỗi người mà các loại thực phẩm được gọi với cái tên “siêu sạch” ra đời.
Và định nghĩa cho thực phẩm “siêu sạch” có khi cũng thật là đơn giản. “Bây giờ ra ngoài chợ, thấy người ta bán rau rất xanh, non mơn mởn thì đừng có mua. Loại đấy chắc chắn có phun thuốc sâu và dùng thuốc tăng trưởng siêu tốc đấy. Phải chọn loại rau nào cọng nhỏ, càng nhỏ càng tốt. Tốt nhất là trên rau phải có sâu nữa. Đấy mới là rau siêu sạch”, chị Nguyễn Thị Vân (Trương Định, Hà Nội) đưa ra định nghĩa cho mình.
Cũng theo phân tích của chị Vân, rau cành nhỏ tức là không dùng thuốc tăng trưởng. Còn có sâu là không phun thuốc. Đấy là những loại rau “của nhà” (những người nông dân trồng thêm, không ăn hết thì đem ra chợ bán) nên đảm bảo là siêu sạch.
Rau "siêu sạch" là rau có cành nhỏ và có sâu?.
Và đương nhiên, đã có rau sạch thì sẽ có cả thịt, trứng “siêu sạch”.
“Trứng gà Trung Quốc với trứng gà công nghiệp bây giờ nhiều lắm, nhan nhản ra đấy. Ăn những thứ đó vào kiểu gì chẳng mắc bệnh. Tốt nhất là nên ăn trứng gà ta. Dẫu đắt một tí nhưng mà đảm bảo là siêu sạch”, chị Nguyễn Thùy Duyên (Minh Khai, Hà Nội) chia sẻ.
Theo lý giải của chị Duyên, gà ta được người nuôi thả vườn, chỉ chăm bằng thóc gạo chứ không dùng cám tăng trọng, tiêm các loại thuốc nên rất khoẻ mạnh, chắc thịt. Từ đó suy ra trứng gà ta cũng là loại tốt, nhiều chất dinh dưỡng, không chứa dịch bệnh.
Với nhiều người thịt lợn cũng đã có loại "siêu sạch". Theo những người bán hàng, hay cả những bà nội trợ thì thịt lợn sạch có phần khó kiếm. Bởi lẽ những cơ sở nuôi lợn trong thành phố Hà Nội thì đều nuôi lợn theo kiểu “công nghiệp” (1m2 không biết bao nhiêu con lợn). Và chắc chắn những con lợn này có tiêm đủ loại thuốc, ăn đủ loại cám tăng trọng. Không những vậy có khi thịt lợn còn bị bơm nước trước khi đem bán…
“Muốn mua được thịt lợn sạch thì phải đặt, loại lợn cắp nách, lợn mán. Loại này thì chỉ có ở Thái Nguyên, Bắc Kạn… là nhiều. Loại lợn này thường chỉ có nhiều ở những vùng cao, được nuôi theo hình thức thả rông và tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thức ăn công nghiệp nào, nên thịt chắc, thơm, nhiều nạc và đặc biệt là “siêu sạch”. Muốn mua được có khi phải đặt trước cả tuần, cả tháng mới có. Nhưng cũng vì “quý” và “hiếm” nên loại thịt này rất được ưa chuộng", anh Phương Anh, một tiểu thương bán thịt lợn ở chợ Bưởi cho biết.
Thịt lợn thế nào thì được gọi là siêu sạch?
Thịt lợn mán, cắp nách mới thật sự sạch?
Siêu sạch có chắc là… đã sạch?
Tâm lý của các bà nội trợ là tìm đến các loại thực phẩm “siêu sạch”. Nhưng liệu có chắc rằng, những loại rau, loại thịt, loại trứng được cho là “siêu sạch” ấy đã thực sự là sạch?.
“Cũng không biết quan niệm về rau sạch của người dân thế nào. Nhưng thấy người ta đổ đi tìm mua rau sạch thì khi chúng tôi đi lấy rau cũng cố mà chọn loại rau sao cho giống như người ta ưa thích. Nhiều khi cũng vì thế mà nhiều khi phải làm chuyện hơi “ngược đời”. Những mớ nào to, non thì đành phải bỏ. Chỉ lấy những mớ rau nhỏ, hơi cằn một tí”, một người bán rau ở chợ Bưởi cho biết.
Còn với "trứng gà ta", một số người bán trứng ở một số khu chợ Hà Nội có nhận định tương đối giống nhau. Hầu hết các tiểu thương đều không có cách chính xác để phân biệt trứng gà ta với trứng gà thường. Có tiểu thương tỏ ra khó chịu: “Đứa hay giao hàng cho tôi bảo đây là trứng gà ta xịn thì mình cũng bảo là trứng gà ta thôi. Chứ mình có biết quả trứng này do con gà nào đẻ, con gà ấy ở đâu, ở nhà nào, chỗ nào đâu mà biết chứ…”.
Nên chọn kỹ thực phẩm, tránh chạy theo xu thế
Như vậy, có thể thấy đa số những loại rau, trứng hay cả thịt lợn được cho là siêu sạch cũng không rõ nguồn gốc, chứ chưa nói đến việc đánh giá là có sạch thực sự hay không.
Đơn cử, trứng gà ta là loại trứng sạch. Nhưng với những loại trứng được bán tràn lan hiện nay trên thị trường, mang những đặc điểm giống trứng gà ta như vỏ trắng, quả nhỏ… được những người bán hàng gắn cho cái mác “trứng gà ta – siêu sạch” thì chưa ai dám đảm bảo là siêu sạch.
Còn những loại rau, thịt lợn kia cũng không nằm ngoài khả năng đó. Trước giờ thịt lợn cắp nách, lợn mán được cho là đặc sản, số lượng rất ít, ai cũng biết vậy nhưng sao nhà nào cũng có, ai cũng mua đặt được?.
Bác sĩ một bệnh viện tư cho biết, đã có nhiều bệnh nhân đến khám bệnh với các biểu hiện đau bụng hay thậm chí là ngộ độc thức ăn. Khi được hỏi ăn uống những gì thì họ đều đảm bảo là ăn những thực phẩm sạch đúng như miêu tả trong bài. Trong những trường hợp đó, các bác sỹ phải khuyên bệnh nhân là không nên tin vào những phán đoán vô căn cứ như vậy để chọn lựa thực phẩm.
Trao đổi với PLVN, đại diện Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: “Việc lựa chọn thực phẩm sạch là một việc khá quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Nhưng điều quan trọng là người dân chúng ta hiểu biết về thực phẩm còn khá hạn chế. Vì thế dẫn đến việc nhiều người lựa chọn thực phẩm theo trào lưu. Việc thay đổi thói quen thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm là cả một quá trình rất dài và từ từ”.
Cũng theo Cụ An toàn vệ sinh thực phẩm, rau sạch là rau không héo úa, dập nát và có mùi lạ. Cũng nên cẩn thận với những loại rau quá mập. Thịt an toàn màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô và có độ rắn chắc, đàn hồi cao.
Lựa chọn thực phẩm an toàn
Một trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm là tình trạng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm hóa chất...
Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lựa chọn thực phẩm sạch. Những tư vấn dưới đây sẽ giúp các bà nội trợ chọn được những thực phẩm an toàn cho sức khoẻ gia đình
- Chọn rau củ
Đối với rau, trái cây nên lựa chọn loại tươi, còn nguyên cuống, không dập nát, không có những đốm màu khác nhau
Đối với rau, trái cây nên lựa chọn loại tươi, còn nguyên cuống, không dập nát, không có những đốm màu khác nhau. Những loại rau quả ít dùng thuốc trừ sâu là bầu, bí xanh, bí đỏ, chuối... Thận trọng với những loại rau: rau muống, xà lách, rau cải xoong, tần ô, cải bẹ xanh, cải ngọt, rau má, đậu đũa, khổ qua, táo Thái Lan...
Không mua rau đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường như qúa mập, quá phồng hoặc dính các hạt bụi nhỏ. Không nên mua những loại hạt có vỏ nhăn nheo, chỉ nên chọn loại hạt vỏ nhẵn, màu hồng đều.Tránh mua rau có rễ bám nhiều đất vì đó là nguồn vi sinh gây hư hỏng nhanh rau quả. Và cách bảo quan rau tốt nhất là để ở ngăn tủ mát. Rau nên nhặt sạch, bỏ lá giập, rửa dưới vòi nước nhiều lần, để ráo và cho vào túi nylon buộc chặt để ăn dần.
- Chọn thịt
Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi, ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Thịt tươi và sạch cần phải không có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh.
Thịt bò: Nên chọn loại thịt có thớ khô ráo, màu đỏ tươi.
Thịt lợn: Nên chọn thịt lợn màu hồng tươi, sớ thịt săn, da mỏng. Lớp mỡ có màu sáng bóng, có độ rắn. Loại thịt có mỡ hơi vàng là heo bệnh, có những hạt đốm trắng là bào nang sán.
Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô
Chọn gà: Chọn con khỏe mạnh, mào đỏ tươi, da và lông mềm mại, lỗ chân lông nhỏ, hậu môn không ướt và đỏ, đùi to, chắc, chân nhỏ. Nên chọn gà mái tơ. Với gà công nghiệp, nên chọn có trọng lượng từ 2kg trở lên, nếu mua gà làm sẵn nên chọn con có màu vàng nhạt bởi vàng đậm có thể do người bán ngâm vào nước có pha bột sắt.
Chọn vịt: Chọn mua con trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông, mỏ nhỏ và hơi cứng, xách thấy nặng tay. Thịt vịt đực ngon hơn vịt cái.
Với thịt gia cầm lựa thịt có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Thịt cần có da kín, lành lặn, không có vết bẩn, vết bầm, mốc meo hoặc vết lạ. Thịt gia cầm hỏng thường có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục.
Chọn trứng gà, trứng vịt: vỏ trứng màu sáng, không có những vệt xám đen, không bị giập. Quả trứng tươi ngon thường có màu hồng trong suốt khi soi qua ánh sáng.
- Chọn cá, hải sản
Đối với cá và hải sản, tốt nhất nên mua cá tôm đang còn sống, đang bơi trong nước. Cá tươi có miệng ngậm kín. Thân cá rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay trên thịt cá. Vảy cá óng ánh, bám chặt thân cá, không có niêm dịch và mùi hôi thối khó chịu. Mang có có màu đỏ hồng, không bị nhớt hay mùi hôi. Trôn cá thụt sâu vào bên trong, có màu trắng nhạt và bụng cá lép.
Chọn tôm tép vỏ sáng lóng lánh, dài và trơn láng. Nghêu sò ốc còn sống. Mực nang thì nên chọn mực có thịt trắng như mứt dừa là ngon, mực ống thì nên chọn loại vừa, không qúa lớn, chưa vỡ túi đen. Các loại thủy sản khác nên chọn loại còn tươi, có màu sắc bình thường, đặc biệt không có mùi ươn hôi.
- Chọn thực phẩm chín
Với thịt chế biến sẵn (như thịt quay) phải thận trọng, chỉ nên mua ở những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. Thịt lợn quay, vịt quay, chọn thịt có mùi thơm đặc trưng, thớ thịt săn khô dính sát vào da, thịt vẫn còn nóng và treo trong tủ kính.
Không nên mua khi thấy màu da lợn đỏ lòe loẹt, treo lộ thiên, thịt bở, có mùi lạ. Chỉ chọn mua lạp xưởng đựng trong bao bì đã được hút chân không của các nhà sản xuất đáng tin cậy, không nên mua lạp xưởng được treo cả dây, phơi bày ra nắng, gió bụi.
- Chọn đồ hộp
Chọn loại hai nắp hộp bị lõm vào, gõ vào có tiếng kêu đanh
Chọn loại hai nắp hộp bị lõm vào, gõ vào có tiếng kêu đanh. Nếu nắp hộ phình ra, gõ vào tiếng kêu bịch bịc thì đồ hộp đã bị hỏng. Bạn có thể nhúng hộp vào chậu nước, tốt nhất nước 70-80 độ C, lấy tay đè xuống xem có bọt khí nổi lên không. Hoặc cho vào nước đun sôi, với đồ hộp còn tốt thì hai nắp sẽ phồng lên, nếu không thực phẩm đã bị rữa nát.
Chọn thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn phải có nhãn ghi đầy đủ nội dung: tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất chế biến, có số đăng kí sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Trong thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm đóng gói, thường chứa những loại phụ gia như muối diêm, BHA và BHT... có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của bạn. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ nhãn mác và mua thực phẩm dùng phụ gia càng ít càng tốt.
- Các loại thực phẩm không nên sử dụng
Thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt là các loại ngũ cốc, hạt có dầu như đậu, lạc mốc có chứa độc tố vi nấm rất nguy hiểm.
Chất bảo quản, phẩm màu, đường hóa học đóng gói không có nhãn hoặc gói bằng giấy bán lẻ ở chợ và những cơ sở không đăng kí để chế biến thực phẩm.
Thực phẩm còn nghi ngờ, chưa biết rõ nguồn gốc.
Mua thực phẩm sạch ở đâu?
Mua bán thực phẩm sạch tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Thực phẩm sạch
Nguồn: http://thegioiamthuc.com.vn/thuc-pham-sach-103.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: hướng dẫn chọn thực phẩm an toàn, Lựa chọn thực phẩm an toàn, Thế nào là siêu sạch, thực phẩm an toàn, Thực phẩm sạch, Thực phẩm sạch là gì, Thực phẩm sạch